Ngày
22 tháng 01 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để phù hợp những thay đổi của
Luật giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục đại học đã và đang được thực
hiện. Nội dung Nghị định này có những điểm nổi bật sau:
-
Nghị định số 04/2021/NĐ-CP đã tăng hầu hết mức phạt tiền đối với các hành vi vi
phạm thuộc lĩnh vực giáo dục đã được quy định ở Nghị định số 138/2013/NĐ-CP trước
đó với mức tiền phạt tối đa đối với cá nhân là
50.000.000 đồng, tổ chức là 100.000.000
đồng, trong đó nổi bật là:
+
Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ
giáo dục ngoài địa điểm được phép, đăng ký hoặc công nhận đối với cơ sở giáo dục
đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (quy
định cũ là 20.000.000-30.000.000 đồng);
+
Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ đại học sai đối tượng quy
định tại quy chế tuyển sinh tăng cao hơn rất nhiều so với quy định trước: 10.000.000-30.000.000 đồng đối với hành
vi tuyển sinh sai đối tượng dưới 10 người (quy định cũ là 5.000-15.000.000 đồng); 10 đến dưới 30 người là từ 30.000.000-70.000.000 đồng (quy định
cũ là 15.000.000-30.000.000 đồng);
trên 30 người là 70.000.000-100.000.000 đồng
(quy định cũ là 30.000.000-50.000.000 đồng).
Điều này cũng tương tự đối với trình độ thạc sỹ, tiến sỹ với mức xử phạt từ 20.000.000-100.000.000 đồng từ một cho đến
trên mười người (quy định cũ là từ
10.000.000-60.000.000 đồng) và có thể bị đình chỉ hoạt động tuyển sinh từ
06-12 tháng;
+
Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến
sĩ vượt số lượng từ 3% (quy định cũ 5%) đến trên 20% là từ 5.000.000 đồng – 80.000.000 đồng (quy định cũ từ 2.000.000 – 60.000.000 đồng)… và bị buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng
số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu đối với hành vi vi phạm.
-
Đồng thời, Chính phủ đã bổ sung thêm thêm một số hành vi vi phạm hành chính mới
trong lĩnh vực giáo dục như sau:
+
Nhóm
hành vi vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập; sáp nhập, chia,
tách, giải thể cơ sở giáo dục hoặc tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục; chuyển đổi
loại hình cơ sở giáo dục bổ sung thêm quy định: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng đối
với hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục; đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoặc công nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục.Các
vi phạm liên quan đến tổ chứcquản lý cơ sở giáo dục cũng bị xử phạt hành chính (quy
định tại Điều 7 Nghị định 04/2021/NĐ-CP); đặc biệt phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối
với hành vi không thành lập hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học theo quy
định của pháp luật hiện hành.
+
Nhóm hành vi vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh
bổ sung thêm những vi phạm về tổ chức tuyển sinh (Điều 8, Nghị định số
04/2021/NĐ-CP) trong đó mức xử phạt cao
nhất có thể lên tới 60.000.0000 đồng gồm các hành vi: không thông báo
tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin
theo quy định của pháp luật hiện hành; Công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng
theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh; không thực hiện đúng quy trình
tuyển sinh theo quy định của pháp luật hiện hành; Không công bố ngưỡng đảm bảo
chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng
đầu vào. Thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố tổ chức
tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành hoặc chương trình giáo dục của nước
ngoài khi chưa được phép thực hiện.
+
Nhóm
hành vi vi phạm quy định về nội dung, chương trình, đào tạo liên thông, liên kết
cũng có quy định mới về vi phạm quy định về mở ngành đào tạo hành vi tự chủ mở
ngành, chuyên ngành đào tạo không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp
luật hiện hành (mức phạt 10.000.000-20.000.000
đồng); tự chủ mở ngành, chuyên ngành đào tạo khi chưa đủ một trong các điều
kiện theo quy định đối với một ngành, chuyên ngành; gian lận để được cho phép mở
đối với một ngành, chuyên ngành đào tạo; không đảm bảo duy trì một trong các điều
kiện đã được mở ngành, chuyên ngành đào tạo theo quy định của pháp luật thiện
hành (mức phạt tiền 20.000.000-40.000.000
đồng);
+
Thêm
mới nhóm các hành vi vi phạm quy định về tư vấn du học; hợp tác, đầu tư của nước
ngoài trong lĩnh vực giáo dục trong đó gồm vi phạm quy định hoạt động
tư vấn du học; vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức
giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; vi phạm quy định về tiếp nhận học sinh Việt
Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục,
liên kết đào tạo với nước ngoài; vi phạm quy định về liên kết tổ chức thi cấp
chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với mức phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng cùng với các hình phạt bổ sung khác.
+
Các
hành vi vi phạm quy định về quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ
cũng có những hành vi vi phạm mới được quy định tại Điều 21, 22, 23 Nghị định số
04/2021/NĐ-CP trong đó hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng,
chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị có thể chịu mức phạt tiền đến 40.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa 60.000.000 đồng không xây dựng hệ thống
quản lý cơ sở dữ liệu văn bằng .
-
Chính phủ cũng đã quy định về mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt trong đó thêm
01 đối tượng có thẩm quyền xử phạt là Giám đốc Công an nhân dân cấp tỉnh, Cục
trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh và tăng mức xử phạt tiền đối với Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã, phường thị trấn (cấp xã) là
10.000.000 đồng; Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục là 1.000.000 triệu đồng.
-
Tại Điều 39 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP đã phân định trách nhiệm rõ ràng của các
cá nhân tổ chức có thẩm quyền gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra
và Giám đôc công an nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Nghị định số 04/2021/NĐ-CP có hiệu
lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2021 và thay thế Nghị định số
138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Phòng Thanh tra – Pháp chế